HẠ TẦNG KẾT NỐI SÂN BAY ĐƯỢC ĐẨY MẠNH, BẤT ĐỘNG SẢN ĐỒNG NAI LÊN NGÔI

Sân bay Long Thành có công suất 100 triệu hành khách mỗi năm, tổng đầu tư giai đoạn I hơn 4,6 tỷ USD (hơn 109.000 tỷ đồng).
Ngày 11/11, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn một. Đây sẽ là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia và là một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Sân bay Long Thành giai đoạn một có một đường cất hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách, 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2025.

 

Với quy mô lớn, cùng vị trí tiềm năng được quy hoạch chuẩn ngay từ đầu – sân bay Long Thành sẽ là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển tổng lực toàn diện từ công nghiệp, thương mại dịch vụ – xuất nhập khẩu đến du lịch nghỉ dưỡng.

Thuộc vùng tam giác kinh tế sân bay Thủ Đức – Biên Hòa – Long Thành trong phạm vi 20km từ trung tâm sân bay đến các địa bàn sẽ bị thu hút để trở thành các địa điểm phát triển các khu dân cư v tinh phục v cho sân bay
Cùng đó, khu vực này có ảnh hưởng lan tỏa tích cực đối với thị trường bất động sản du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng.

Các địa điểm du lich trong nước như Mũi Né (Bình Thuận), Nha Trang cũng được lợi thế từ phát triển sân bay Long Thành, các đường bay sẽ được mở rộn g- khoảng cách và thời gian bay sẽ được rút ngắn, cả đường bay trong nước và quốc tế đều sẽ được hưởng lợi tạo động lực giúp du lịch Việt Nam cạnh tranh phát triển

 

 

Hay như Thành phố Thủ Dầu Một nằm đối xứng với Thành phố sân bay Long Thành qua trục Biên Hòa – Thủ Đức hay Vành Đai 4 cũng sẽ trở thành địa bàn phát triển công nghiệp kết nối vào mạng phát triển Long Thành, Thủ Đức, Biên Hòa, Thủ Dầu Một để tạo thành một tứ giác phát triển công nghiệp mạnh phía Bắc Tp.Hồ Chí Minh.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hàng hóa t các khu công nghiệp sẽ được xuất khẩu nhanh đến các nước, giảm tải được chi phí kho bãi, lưu trữ. Giảm giá thành sản phẩm đầu ra, tăng thêm vị thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thương trường.

Các tỉnh như Long An, Tiền Giang được dự báo cũng tạo được ảnh hưởng lan tỏa của bất động sản công nghiệp, nông nghiệp.
Các sản phẩm nông nghiệp của Long An và Tiền Giang cũng sẽ có cơ hội tiếp cận với các thị trường lớn thông qua cảng trung chuyển lớn.

Các tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Vành Đai 3, Vành Đai 4 đang triển khai xây dựng sẽ giúp nông sản, hàng hóa từ khu vực Nam Bộ sẽ được xuất khẩu sang thị trường mới – thúc đẩy gia tăng chất lượng – cạnh tranh giá thành và dịch vụ.


Trong các phiên thảo luận, các chuyên gia nêu rõ, tại những địa phương phía Nam như Bình Dương, Long Thành (Đồng Nai)…, nhiều nhà phát triển bất động sản đang rót vốn dài hạn và bài bản với những khu đô thị thương mại giải trí có quy mô và đồng bộ; quy hoạch kiến trúc hướng đến môi trường, cây xanh và hệ sinh thái nội khu dành cho cư dân.

 

CENTURY CITY – KIM OANH GROUP – CÁCH SÂN BAY ĐÚNG 2.5 KM – TÂM ĐIỂM KẾT NỐI ĐẦU TƯ